1 Thời vụ
* Vụ Xuân: Gieo sạ bắt đầu từ: 25 tháng 1 đến 10 tháng 2
* Vụ Mùa: Gieo sạ bắt đầu từ: 10 đến 30 tháng 6
2. Làm đất, vệ sinh đồng ruộng
* Đất phải được cày, bừa kỹ, san phẳng, làm nhuyễn, dọn sạch cỏ dại. Cần có rãnh thoát nước theo độ nghiêng của ruộng.
3. Kỹ thuật gieo (sạ lan)
3.1. Xác định số lượng giống: 1,5 – 2 kg/sào.
3.2. Chuẩn bị hạt giống trước khi gieo
- Phơi hạt giống 3-4 giờ để tăng khả năng hút nước của hạt khi ngâm.
- Loại tạp chất trong hạt giống như cỏ, hạt lép lửng.
- Ngâm ủ để thử tỷ lệ nảy mầm (đạt trên 85% là đạt yêu cầu).
3.3. Kỹ thuật ngâm ủ hạt giống
* Ngâm hạt giống: Xử lý bằng nước nóng 540C (2 sôi 3 lạnh) và ngâm khoảng 24 giờ vớt thóc đãi cho hết nước chua. Ngâm tiếp trong nước sạnh 18 giờ để hạt giống hút no nước. Đủ thời gian ngâm nước đem hạt giống đãi sạch nước chua, để ráo nước mới đem ủ thúc mầm.
* Ủ hạt giống
- Phương pháp ủ: Đổ thóc vào thúng, phía trên ủ bằng bao tải ẩm hoặc đổ thóc vào bao tải ẩm để nơi thoáng mát.
- Thời gian ủ: 24 – 26 giờ đến khi hạt nứt nanh thì đem gieo ngay.
3.4. Kỹ thuật gieo
* Bón phân
+ Bón lót: 5 tạ phân chuồng hoai/sào, bừa lại 1 lượt kép.
+ Bón lót mặt: 20 kg supe lân, 3 kg kali clorua, 3 kg ure vào đất. Dùng cào hoặc tay vùi sâu khoảng 3 – 4 cm (dùng phân tổng hợp 16 : 5 : 11 thì lượng phân là 23 kg/sào).
* Gieo mạ: Gieo 1 lần để đảm bảo hạt giống được phân bố đều trên diện tích cần gieo. Nên gieo mạ vào buổi sáng.
* Chăm sóc:
- Bón thúc: Mạ được 2,1 lá thì bón thúc với lượng 3 kg ure và 3 kg kali clorua/sào.
- Tưới nước: Sau khi bón thúc đưa nước vào cho láng mặt ruộng, luôn giữ đủ nước để ruộng mạ ở thể bùn.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện có sâu bệnh thì phun thuốc trừ.
4.1. Chăm sóc
* Làm cỏ:
- Lần 1: Sau khi bón phân thúc đẻ.
- Lần 2: Sau khi bón phân thúc đòng.
* Điều tiết nước:
- Từ khi cấy đến 30 ngày để nước sâu 1 - 2 cm để kích thích quá trình đẻ nhánh.
- 30-35 ngày sau cấy để khô ruộng ruộng để hạn chế chồi vô hiệu đồng thời hạn chế chất độc trong đất.
- 40 ngày đến chín cần đảm bảo đủ nước.
- Tháo hết nước khỏi ruộng trước khi gặt 10 ngày.
4.2. Kỹ thuật bón phân cho lúa theo tình trạng dinh dưỡng đạm của cây
* Lượng phân bón
- Phân chuồng: 10 tấn/ha.
- Phân lân: 60 kg P2O5
- Kali: 80 kg K2O /ha.
- Phân đạm: Bón lót 40 kg N/ha, thúc đòng với số lượng tùy vào tình trạng dinh dưỡng của đất và cây (theo chỉ số diệp lục).
* Phương pháp bón
- Phân chuồng: Bón lót 100% trước khi lần bừa cuối.
- Phân lân: Bón lót 100% trước khi bừa lần cuối.
- Phân kali: Bón lót 30%, thúc đẻ 30% (sau cấy 14 – 15 ngày), thúc đòng 40% (sau cấy 50-55 ngày).
* Phương pháp bón đạm theo chỉ số diệp lục
- Bón lót 40 kg N/ha.
- Bón thúc đẻ: 0 kg N/ha.
- Bón thúc đòng theo chỉ số diệp lục như sau:
+ Thời kỳ đo chỉ số diệp lục: khi ruộng lúa có 10% số dảnh cái thắt eo đầu lá (trước trỗ 28 – 30 ngày).
+ Phương pháp đo: Mỗi ruộng lấy 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm lấy ngẫu nhiên 10 lá trưởng thành thứ 2 tính từ trên xuống để đo (ở vị trí cách cổ lá 2/3 chiều dài phiến lá) và tính giá trị trung bình.
+ Lượng đạm bón thúc đòng: Chỉ số diệp lục của lá thứ 2 tính từ trên xuống có giá trị từ 35 - 36 bón từ 33 – 35 kg N/ha; từ 36,5 – 38 bón từ 24 – 29 kg N/ha; cao hơn 38 thì không bón đạm.
* Phương pháp bón đạm theo màu lá
- Bón lót 40 kg N/ha.
- Bón thúc đẻ: 0 kg N/ha.
- Bón thúc đòng theo màu lá như sau:
+Thời kỳ so màu lá: khi ruộng lúa có 10% số dảnh cái thắt eo đầu lá (trước trỗ 28 – 30 ngày)
+ Phương pháp so màu lá: Mỗi ruộng lấy 5 điểm theo đường chéo, mỗi điểm lấy ngẫu nhiên 10 lá trưởng thành thứ 2 tính từ trên xuống để so màu lá với thang so màu chuẩn của IRRI (loại có 4 màu) và tính giá trị trung bình.
+Lượng đạm bón: Khi màu của lá thứ 2 từ 3,2 – 3,5 cần bón 33 – 45 kg N/ha; từ 3,6 – 4 bón 27 – 30 kg N/ha, xanh đậm hơn màu 4 thì không bón đạm.
4.3. Phòng trừ sâu, bệnh hại
- Thiết kế ô dự tính dự báo sớm: khoanh khoảng 4 – 5 ô (3 – 5 m3/ô), bón lượng đạm cao gấp 2 – 3 lần so với quy trình.
- Điều tra phát hiện sâu, bệnh hại: tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần/ các ô dự tính.
- Phun thuốc phòng cho những ruộng xung quanh khi ô mẫu xuất hiện sâu bệnh hại quá ngưỡng cho phép.
* Đối với sâu hại: Khi thật cần thiết, có thể sử dụng một trong các loại thuốc sau đây để phòng trừ:
- Rầy nâu: Applaud 10BHN, Actara 25WG, Bassa 50ND, Mipcin 25BHN và Trebon 10ND.
- Sâu phao: Fastac 5ND, Padan 95SP và Regent hai lúa xanh 300WDG.
- Sâu cuốn lá: DDVP 50ND, Fastac 5ND, Padan 95SP và Trebon 10ND.
- Sâu dục thân: Basudin 10H, Padan 95SP, Regent hai lúa xanh 300WDG và Regent 10H.
- Bọ xít các loại: Bassa 50ND và Padan 10H.
* Đối với bệnh hại
- Bệnh đạo ôn: Khi thấy có một vài vết bệnh xuất hiện, sử dụng thuốc hóa học như: Beam 20WP; Trizole 20WP; Fuji-one 40EC; Bump 650WP; FILIA-525EC; Kabim 30EC... để phun.
- Bệnh khô vằn: Sử dụng các loại thuốc như Anvil, Tilt super, Amistar Top…
- Bệnh Bạc lá: Bệnh Bạc lá do vi khuẩn gây ra. Bệnh lây lan qua con đường hạt giống. Để phòng trị bệnh chủ yếu sử dụng giống kháng kết hợp với xử lý hạt giống. Thuốc phun sau cùng cho lúa cần cách ly theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi thu hoạch.
5.1. Thu hoạch
- Thời gian thu hoạch: Thu hoạch vào lúc sau trỗ 28-33 ngày hoặc khi thấy 85-90% số hạt trên bông đã chín vàng. Thu hoạch sớm hay trễ đều làm tăng tỷ lệ hao hụt.
- Phương pháp thu hoạch: Dùng máy tuốt trên ruộng.
5.2. Sơ chế và bảo quản
- Phơi thóc trên sân gạch, xi măng hoặc sân đất. Nên sử dụng lưới nilon lót dưới trong quá trình phơi, phơi từ 2-3 ngày là được.
- Sau khi làm khô, rê sạch và sử dụng bao để đựng. Bảo quản thóc ở những nơi khô ráo và thoáng. Nếu bảo quản trong thời gian dưới 3 tháng, độ ẩm thóc đạt 13-14%. Nếu thời gian bảo quản trên 3 tháng, độ ẩm phải dưới 13%.
5.3. Xay sát và đóng gói
* Thóc được xay, sát (trà) cho trắng. Sau khi sát gạo, gạo được đựng trong các bao tải để cho nguội rồi đóng gói. Bảo quản gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát.
* Đóng gói:
- Gạo được đóng các gói bằng các túi nilon đảm bảo theo QCVN 12-1:2011/BYT;
- Quy cách đóng gói:1kg, 2kg, 3kg, 5kg, 10kg.
- Phương pháp đóng gói: Cân và đóng gói thủ công, dùng máy ép miệng túi để làm kín gói.